Kết quả tìm kiếm cho "mứt thốt nốt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 43
Cây thốt nốt gắn liền với đời sống người dân vùng Bảy Núi nói riêng, tỉnh An Giang nói chung. Mới đây, thốt nốt trở thành nguyên liệu nâng tầm bánh dân gian, kết hợp với nhiều nguyên liệu khác một cách nhẹ nhàng, hòa quyện, tạo thêm nét văn hóa, ẩm thực, du lịch rất riêng...
Gần đây, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã khai thác, chế biến và cho ra đời những sản phẩm đặc trưng từ cây thốt nốt, như: bánh, mứt, rượu, đường, chè… được đông đảo người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh ưa chuộng, góp phần nâng cao giá trị cây thốt nốt Bảy Núi.
Huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nông sản và thủy sản. Thời gian qua, địa phương phát triển nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận.
Khi mùa mưa kết thúc, thời tiết chuyển sang mùa khô cũng là lúc người dân huyện miền núi Tri Tôn và TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới trong năm.
An Giang không chỉ nổi tiếng với những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên, sông nước, núi rừng hoang sơ, hùng vĩ mà còn hấp dẫn bởi những món ngon dân dã, mộc mạc, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng khiến du khách và người yêu ẩm thực không thể nào quên khi một lần thưởng thức.
Với mục tiêu hình thành vùng trồng cây thốt nốt, khai thác từ 200 cây (năm 2025) lên 500 cây (năm 2030), An Giang nỗ lực nâng cao giá trị loài cây đặc hữu vùng Bảy Núi, tạo việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Thời điểm gần kết thúc năm 2023, chuyển sang năm 2024, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đều tăng tốc, “chạy nước rút” hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đối với các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất - kinh doanh (SXKD), hợp tác xã, làng nghề, bên cạnh nỗ lực hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2023, còn tất bật chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Những tiêu chí khắt khe, chặt chẽ giúp sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tạo được uy tín, niềm tin nơi người tiêu dùng. Tuy nhiên, quá nhiều thủ tục, hồ sơ cũng khiến không ít chủ thể kinh tế e ngại tham gia OCOP. Cùng với đó là những khó khăn về vốn sản xuất, thiết kế mẫu mã, bao bì, tiếp cận thị trường. Nếu được hỗ trợ tháo gỡ, sản phẩm OCOP sẽ trở thành động lực phát triển nông thôn, nhất là các xã nông thôn mới.
Từ đầu năm, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp An Giang xây dựng kế hoạch tham gia 3 cuộc hội chợ triển lãm trong khu vực. Ưu tiên tham gia chuỗi sự kiện năm 2023 của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị khuyến công, hội nghị ngành công thương và Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam. Đây là sự kiện hàng năm, gồm 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tham dự.
Thốt nốt sữa là món ăn chơi, nhiều năm trước xuất hiện như một cơn sốt bởi sự biến tấu mới lạ trong cách chế biến kết hợp giữa nước thốt nốt và hạt thốt nốt tự nhiên. Giờ đây, khi đã thịnh hành, thốt nốt sữa trở thành món giải khát quen thuộc “mặc định” bán khắp vùng Bảy Núi.
Trước đây, các loại khô, mắm, cây trái, nông sản đến các món bánh đặc trưng quen thuộc của miền quê chỉ phục vụ trong gia đình, xóm làng. Ngày nay, những món ăn này trở thành đặc sản hút hàng ở chốn thị thành.
Trong 4 ngày (từ ngày 28/4 đến 1/5/2023), tại Siêu thị Tứ Sơn (TP. Châu Đốc) sẽ diễn ra Phiên chợ cuối tuần “Sản phẩm đặc trưng nổi tiếng và OCOP các tỉnh”. Phiên chợ thu hút hơn 80 doanh nghiệp (DN) với hơn 500 sản phẩm đặc trưng nổi tiếng và sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của 6 tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Tây Ninh tham gia.